Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Khắc Phục Lỗi 404 Và Chỉnh Sửa Các Liên Kết Gãy
Liên kết gãy nghĩa là một liên kết đã bị xóa đi hoặc không tồn tại trong nội dung trên website của bạn. Và khi người dùng truy cập vào website của bạn qua những liên kết đó thì sẽ xảy ra lỗi 404 NOT FOUND. Vậy làm sao để khắc phục lỗi 404chỉnh sửa các liên kết gãy này cho thân thiện với người dùng cũng như tối ưu SEO cho website.
khac phuc loi 404 và chinh sua cac lien ket gay

 Lỗi 404 ảnh hưởng đến website của bạn như thế nào?


- Đối với người dùng: Khi bạn truy cập vào 1 URL mà nhận được thông báo lỗi 404 (404 Not Found)  thì theo tâm lý chung hầu hết các bạn sẽ rời khỏi trang web đó ngay lập tức thay vì chuyển sang trang khác của website để đọc các thông tin liên quan. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lượng người truy cập vào website mà còn gây tác động xấu đến cổ máy tìm kiếm khi tỷ lệ thoát trang cao.

- Đối với việc làm SEO cho website thì lỗi không tìm thấy địa chỉ trang đích trên domain của bạn là một lỗi Google đánh rất nặng. Khi website gặp phải nhiều lỗi 404 Google sẽ thông báo việc gia tăng số lượng lỗi 404 và tiếp theo là việc website của bạn bị giảm hạng nhanh chóng trên Google. Tích tụ nhiều lỗi này khiến điểm chất lượng website bạn bị giảm xuống toàn bộ các từ khóa sẽ bị đẩy xuống hạng bên dưới. Tự nhiên bạn đã làm chậm quá trình đưa nội dung website của mình lên máy tìm kiếm khi mà nó gặp lỗi 404. Nhưng nếu như bạn có một trang thay thế thì khi bot tìm kiếm gặp phải lỗi này nó sẽ tự chuyển sang một trang thay thế khác mà ta đã đặt. Nếu không khi bạn truy cập vào trang web gặp lỗi 404 thì kết quả sẽ hiện ra ở một số dạng sau:

“404 Error”

“404 Not Found”

“The requested URL [URL link ] was not found on this server.”

“HTTP 404 Not Found”

“404 Page Not Found”

Khắc phục lỗi 404 và tối ưu hóa trangweb bằng cách

  1. Thêm các liên kết khác có trong website để điều hướng người dùng và bot tìm kiếm.
  2. Viết một đoạn nội dung ngắn miêu tả lỗi mà họ đang gặp phải và đưa ra một số lời khuyên khi gặp lỗi 404.
  3. Nếu là website động/blog thì tích hợp khung tìm kiếm vào càng tốt.
Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng tất cả điều đó sẽ giảm thiểu các khả năng khách truy cập sẽ quay lưng với bạn hoặc làm chậm quá trình thu thập nội dung của các máy tìm kiếm. Nhưng đó chỉ là phương án dành cho các liên kết gãy khi có ai đó truy cập, trên thực tế chúng ta đều không muốn các lỗi 404 xuất hiện tràn lan trong nội dung trên website, các máy tìm kiếm cũng không thích điều đó. Vậy, việc quan trọng nhất mà chúng ta cần phải làm đó là phát hiện lỗi 404 và chỉnh sửa các liên lết gãy trên webiste của mình.

Hướng dẫn tìm liên kết gãy cho mọi website

Để phát hiện các liên kết gãy trong website thì cũng không cần thiết sử dụng các phương thức thủ công vì như vậy sẽ khá mất thời gian mà hiệu quả không được cao, ở đây mình sẽ khuyến nghị mọi người nên sử dụng một số công cụ miễn phí để kiểm tra các liên kết gãy có trong website. Dưới đây là các danh sách công cụ kiểm tra liên kết gãy chính xác và tốt nhất.
Ngoài ra còn rất nhiều công cụ miễn phí khác nhưng mình nghĩ bạn chỉ cần 3 website này là đủ. Đối với LinkTiger họ có gói tài khoản trả phí, nếu bạn muốn kiểm tra nhiều domain, nhiều đường dẫn hơn thì nên upgrade lên.
Sau đó hãy tham khảo bài viết: Hướng dẫn kiểm tra website đã tối ưu SEO? để chắc rằng website của bạn đã chuẩn SEO và tiến hành làm offpage nhé.
  

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

10 cách viết bài chuẩn SEO
SEO onpage, viết nội dung làm sao cho chuẩn SEO không phải ai cũng biết và làm được. Trong lúc tìm kiếm cách viết bài chuẩn SEO mình tình cờ đọc được 1 Infographic về 10 cách viết bài chuẩn SEO của anh Nguyễn Mạnh Cường (Hâm mộ anh này đã lâu nay lại đọc bài viết của anh cảm thấy tâm đắc nên lưu về blog tự học SEO của mình^^ ) Trước hết là để chia sẽ với mọi người cùng học hỏi, sau là để lưu lại những kiến thức về SEO onpage để áp dụng cho mình.


10 cach viet bai chuan SEO
[Infographic]10 cách viết bài chuẩn SEO (Ảnh minh họa)

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Hướng Dẫn Kiểm Tra Website Đã Tối Ưu SEO Chưa?

Làm sao để bạn biết được website mình đã tối ưu chưa? Dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra website đã tối ưu SEO chưa. Các bạn có thể dựa vào đó để tối ưu website của bạn để phù hợp với các bộ máy tìm kiếm.

 
huong dan kiem tra website da toi uu seo chua


1. Sử dụng Google Webmaster Tool
 
Với công cụ này, bạn có thể xem tổng quan được website của mình đang ở tình trạng như  thế nào, lượt từ khóa truy cập, CTR bao nhiêu, ..v.v…Nó còn cung cấp cho bạn các dữ liệu, công cụ chuẩn đoán đủ để bạn có thể tạo nên 1 website thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm Google. Nếu bạn muốn trang web của mình có thứ hạng tốt hơn trên bộ máy tìm kiếm Google, đừng bỏ qua công cụ SEO này. Xem hướng dẫn sử dụng Google Webmaster Tool
 
2. Sử dụng Google Analytics

Công cụ Google Analytics là một công cụ phân tích phổ biến nhất hiện nay được cung cấp bởi Google và nó hoàn toàn miễn phí. Sử dụng công cụ này để đo lưu lượng truy cập website của bạn, nhân khẩu của các khách hàng, các nội dung họ quan tâm nhất, hành vi của họ trên website của bạn,… và còn khá nhiều yêu tố mà dựa vào đó bạn có thể đánh giá được website của bạn đã tối ưu với người sử dụng hay chưa. Xem hướng dẫn sử dụng Google Analytics
 
3. Sử dụng Bing Webmaster Tool và đưa website của bạn lên bộ máy tìm kiếm Yahoo Search Engine để được lập chỉ mục

Các bạn có thể truy cập vào đường link sau để đăng ký Bing Webmaster Tool
http://www.bing.com/toolbox/webmaster/
Và địa chỉ sau để lập chỉ mục trên bộ máy tìm kiếm Yahoo
http://search.yahoo.com/info/submit.html
 
4. Tạo các nội dung với các từ khóa mà khách hàng quan tâm

Việc này các bạn có thể dùng công cụ Google Keyword Planner kết hợp với Google Webmaster Tool để biết được các dãy từ khóa mà khách hàng quan tâm, từ đó thiết lập nội dung liên quan đến sự quan tâm với người dùng tốt hơn. Đừng bỏ qua các từ khóa dài, đôi khi các từ khóa dài có thể tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu hơn các từ khóa ngắn hoặc chung chung.

5. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh đang xây dựng liên kết như thế nào ?

Bạn đang muốn thực hiện 1 chiến dịch xây dựng liên kết, đầu tiên hãy nghiên cứu đối thủ của bạn đang làm gì ? , nghiên cứu các liên kết của các đối thủ cạnh tranh tạo ra để có cái nhìn tổng quát hơn. Bạn có thể sử dụng Ahrefs.com, Maketics SEO hoặc Backlink Watch (Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng công cụ ahreft )

6. Tạo Trang/ Tài khoản  cho công ty/ dịch vụ/ thương hiệu của bạn trên các mạng xã hội

Hiện nay, mạng xã hội là một kênh không thể bỏ qua. Ngoài việc nó tạo ra kênh để liên lạc, trao đổi khách hàng, nó còn được xem như 1 cách để nâng cao khả năng SEO website của bạn.

Một số ví dụ về tạo trang trên các mạng xã hội:

·  http://www.twitter.com/your-company-brand-name
·  http://www.facebook.com/your-company-brand-name
·  http://www.youtube.com/user/your-company-brand-name
·  http://www.linkedin.com/in/your-company-brand-name
·  http://your-company-brand-name.tumblr.com/
·  http://pinterest.com/your-company-brand-name
·  http://about.me/your-company-brand-name
·  http://www.stumbleupon.com/stumbler/your-company-brand-name
·  http://www.scribd.com/your-company-brand-name
·  http://www.flickr.com/photos/your-company-brand-name

7. Tạo page / profile Google + và Cập nhật địa điểm lên Google Maps

Chia sẻ các liên kết trên website của bạn lên Google+, giúp việc lập chỉ mục của Google nhanh hơn, gia tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google.

Cập nhật địa điểm lên Google Maps, kêu gọi review địa điểm, giúp cho việc hiển thị thông tin website của bạn trên google đẹp và trực quan hơn
 
8. Kiểm tra các liên kết trên website và đảm bỏ chúng thân thiện với bộ máy tìm kiếm

Tiến hành kiểm tra các liên kết trên website xem đã thân thiện với bộ máy tìm kiếm hay chưa

Ví du:

    Link thân thiện: http://domaincuaban/link-than-thien
    Link không hợp : http://domaincuaban/link-than-thienksdjfhjkhsf89798=asirtff=?link/;jkl

 9.  Kiểm tra tốc độ load trang web

Bạn có thể sử dụng công cụ Page Speed Insighs để kiểm tra tốc độ load trang
https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/
Nó giúp cho bạn kiểm tra và tối ưu website để có tốc độ truy cập tốt hơn.

10. Kiểm tra trùng lặp nội dung

Việc trùng lặp nội dung làm cho website của bạn bị đánh giá thấp trên các công cụ tìm kiếm.
Để kiểm tra việc trùng lặp nội dụng, các bạn có thể sửa dụng Copy Space
http://www.copyscape.com/
 
11. Kiểm tra các lỗi 404 và 500 thông qua Google Webmaster Tool

12.  Tối ưu hình ảnh trên website của bạn

Sử dụng tên hình ảnh, mô tả hình ảnh phù hợp với chuẩn SEO với việc bao gồm keyword, hình ảnh đẹp, chất lượng tốt, tối ưu dung lượng hình ảnh và có trường “alt= “ phù hợp với các công cụ tìm kiếm.
 
13. Tạo file robots.txt và cập nhật sitemap XML cho website của bạn

Để biết được việc tạo và cấu trúc file robots.txt, các bạn có thể xem thêm tại link
https://support.google.com/webmasters/answer/6062608?hl=en

Để tạo file sitemap XML các bạn có thể tham khảo tại
https://www.xml-sitemaps.com/
 
14.  Đưa thông tin website của bạn lên các trang web directory

15.  Đảm bảo rằng website của bạn thân thiện với Mobile

Đây là xu hướng, một có thể làm cho người dùng trải nghiệm tốt hơn, hai là đó cũng là tiêu chí Google đánh giá đến thứ hạng website của bạn.