Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Tự học SEO, Tự làm SEO và những khó khăn phải đối mặt

Trong quá trình tự học SEO tự làm SEO, chắc hẳn các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn ở nhiều mức độ khác nhau. Sau đây là những khó khăn khi tự học seo và tự làm SEO mà chắc chắn bất cứ ai làm SEO cũng sẽ gặp phải.

 

 
tu hoc SEO tu lam SEO


Sai lầm khi chọn trang chủ làm Landing page . 


Khi tự làm SEO các bạn thường SEO cho trang chủ. Thông thường, trang chủ sẽ tự động xuất hiện nếu nó đạt đến một sức mạnh nào đó. Trong trường hợp này, bạn nên tự làm seo với một trang con bên trong website. Tại sao lại như vậy? Bởi vì khi làm seo cho trang con bạn dễ dàng tập hợp được mật độ của từ khóa trong bài viết. Trong khi đó, bạn rất khó làm điều này với trang chủ. Bên cạnh đó, nội dung của trang chủ luôn thay đổi khi có những bài mới được cập nhật vào, do đó mật độ từ khóa là rất khó kiểm soát.

Phải thay đổi cách SEO thường xuyên để phù hợp với các thuật toán của Google


Trung bình 1 năm Google lại có hàng trăm thuật toán nhằm mục đích cải thiện chất lượng bảng kết quả tìm kiếm. Mục tiêu cuối cùng là giúp người dùng thỏa mãn hơn với công cụ tìm kiếm này.

Đặc biệt, các thuật toán này đưa ra còn để chống lại các thủ thuật SEO mũ đen bất chính nhằm thao túng kết quả xếp hạng tìm kiếm. Những người tự học SEO, tự làm SEO phải luôn luôn thay đổi nhếu muốn giữ vững thứ hạn trên bảng tìm kiếm.

Khi bạn tự học SEO và tự làm SEO dễ bị đối thủ chơi xấu


Trong quá trình tự làm SEO các bạn rất dễ bị đối thủ chơi xấu bằng nhiều hình thức khác nhau. Để tránh khỏi nguy cơ này, bạn cần trang bị cho mình kiến thức về bảo mật, server, hosting… và tìm nhà cung cấp uy tín. Ngoài ra các bạn cũng nên bảo mật những từ khóa bạn đang tự làm SEO nhé.

Sử dụng Tool để làm SEO


Việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ làm seo tại một thời điểm nào đó là rất tốt. Những phần mềm này thường tích hợp sẵn cho bạn các công cụ làm SEO để bạn tránh làm bằng thủ công. Tuy nhiên, thuật toán Google thay đổi liên tục, trong khi đó các phần mềm hỗ trợ làm seo có thể không cập nhật kịp nên bị lỗi thời. Bên cạnh đó, để thực hiện một chiến dịch seo bạn cần nghiên cứu kỹ càng nên việc thực hiện những công việc đó thủ công là có hiệu quả cao nhất.

Không lên được kế hoạch SEO chuẩn khi tự học SEO


Việc lên được một kế hoạch SEO chuẩn, quy trình đúng đắn bạn cần có thời gian trải nghiệm làm SEO. Khi bạn tự học SEO và tự làm SEO sẽ mất rất nhiều thời gian nếu không lên được một kế hoạch SEO chuẩn. Bạn cần có hạn mức thời gian cho chiến dịch SEO của mình để đo lường được hiệu quả của công việc mình đang làm. Từ đó đưa ra những chính sách hợp lý để rút ngắn thời gian lên TOP của từ khóa. Để làm tốt việc này bạn nên tham khảo Quy trình SEO cơ bản để có cái nhìn tổng quan trước khi làm SEO. 

Không có kiến thức về lập trình, thiết kế


Khi làm SEO không nhất thiết phải biết về lập trình và thiết kế, tuy nhiên nếu như không có kiến thức về lĩnh vực này sẽ gặp những khó khăn nhất định trong quá trình làm SEO.

Không phân biệt được kiến thức nào đúng kiến thức nào sai.


Hiện nay có rất nhiều tài liệu SEO Online cũng như diễn đàn SEO để bạn tự học SEO, tự làm SEO. Bạn có thể tự học SEO với kiến thức được chia sẻ trên các nguồn này. Tuy nhiên, có một rủi ro không hề nhỏ đối với người tự học SEO đó là các kiến thức trên không hề được xác thực là có đúng, chuẩn xác hay chưa. Trong khi đó, chỉ cần vận dụng sai phương pháp khi làm SEO, Website của bạn sẽ bị các thuật toán của Google đánh bay ra khỏi bảng xếp hạng vĩnh viễn. Điều đó khiến bạn khó khăn trong việc lựa chọn và định hướng quy trình SEO cho mình.

Có rất nhiều người nghĩ rằng, seo là thực hiện spam bài lên các diễn đàn với một số lượng lớn để lấy số lượng click và liên kết trỏ về. Điều này theo mình là không đúng. 

 - Thứ nhất, các bài viết của bạn ở dạng spam nên sẽ bị quản trị diễn đàn xóa ngay lập tức. 

- Thứ hai, nếu bạn may mắn không bị xóa thì có nghĩa là diễn đàn đó không có uy tín, hầu như chỉ dành cho những người đi spam như bạn nên lấy đâu ra những người tham gia diễn đàn để viếng thăm trang web của bạn. 

- Thứ ba, bạn sẽ tạo ra một danh sách các bài viết trùng lặp nội dung, điều mà Google đánh giá xấu về website của bạn. Bạn cũng có thể suy nghĩ thêm những điều khác về việc không nên spam để rút ra được kết luận những điều không nên làm khi tự làm seo.

Nếu tự học SEO Bạn nên chắt lọc các tài liệu tự học SEO trên mạng hoặc đơn giản hơn bạn nên tham gia các khóa học SEO để rút ngắn thời gian tự mày mò trên mạng. Bạn có thể tham khảo: Khóa học đào tạo SEO theo chuẩn Google tại DGM nhé

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics
Sau khi đăng ký xong Google Analytic hôm nay mình sẽ tiếp tục nghiên cứu sử dụng công cụ Google Analytic để theo dõi lượt truy cập và phân tích website của mình nhé. 

Nếu bạn nào chưa biết cài đặt Google Analytic có thể xem lại bài viết Hướng dẫn cài đặt Google Analytic . Kiến thức và tính năng của Google Analytics rất nhiều. Sau đây là một số tính năng cơ bản khi sử dụng Google Analytic mà khi tự học SEO bạn cần phải biết.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs để phân tích đối thủ 

Sử dụng Google Analytic thống kê truy cập theo thời gian thực (Real-Time)


Click chuột vào thời gian thực --> Tổng quan (Real-Time -> Overview) bạn sẽ thấy giao diện giống bên dưới :

huong dan su dung google analytics

Google Analytics có tính năng nổi bật: thống kê số lượng truy cập website theo thời gian thực ( Real time ), có nghĩa là chúng ta có thể biết số lượng người đang truy cập website, thậm chí chúng ta biết được khách truy cập website ở địa điểm nào? Họ đang truy cập vào đường dẫn nào….
 

Nhấp vào phần Đối tượng -> Trang tổng quan (Audience -> Overview )


huong dan su dung google analytics
Tổng quan hướng dẫn sử dụng Google Analytic

Sesions : Là số lượt truy cập .

Một người vào website của bạn có thể chỉ được tính là 1 lượt truy cập nhưng cũng có thể được tính nhiều hơn 1 lượt truy cập . 
Cụ thể : 1 lượt truy cập được tính là 1 hay nhiều lần bạn vào website trong khoảng thời gian là 30 phút . Ví dụ tại thời điểm lúc 8h tối , bạn truy cập vào website ngocha89.blogspot.com của tôi – như vậy được tính là 1 lượt truy cập . Bạn có thể xem website của tôi nhiều lần – chẳng hạn vừa mở ra lại tắt luôn , sau đó mở lại rồi lại tắt luôn….
Có thể bạn vào và đọc nhiều trang nội dung khác nhau , nhưng thời gian bạn ở trên website của tôi chưa được 30 phút thì vẫn chỉ tính là 1 lượt truy cập. Lúc 8h31 phút, bạn lại vào ngocha89.blogspot.com , hoặc bạn vẫn đang xem website của tôi , thì như vậy đây lại được tính là 1 lượt truy cập mới

Users: là Số lượng người dùng truy cập site.

Ở đây được tính dựa trên Cookies trình duyệt và IP của bạn. Ví dụ trong khi sử dụng Google Analytics bạn chọn khoảng thời gian báo cáo ( report date range) là trong một tháng thì con số Users sẽ phản ánh số lượng người truy cập không trùng lặp trong 1 tháng đó.

Page views: Số trang được xem .

Một website thông thường sẽ có rất nhiều trang. Mỗi trang được được load thông qua một địa chỉ URL. Mỗi lần bạn F5 trang web hay truy cập một URL nào đó thì đều được tính là một pageview. Nói cách khác 1 pageview = 1 lần request trang web về server từ trình duyệt của người dùng, bất kể đó là trang đã truy cập rồi.

Pages/Session : Tỉ số giữa tổng số trang nội dung đã được xem trên tổng số lượt truy cập.

Avg Session Duration: Thời gian trung bình mà khách truy cập bỏ ra để đọc website của bạn.

Theo mình đây là một thông số khá quan trọng trong seo để Google xác đinh traffic tự nhiên. Vì vậy để có được kết quả tốt trên bảng xếp hạng ngoài việc tăng traffic ra bạn phải viết nội dung thật hay thật dễ đọc để níu chân họ lại. Theo mình time on site có thể chấp nhận được tầm khoảng trên 3 phút.

Bounce Rate: Bounce rate là lượng khách truy cập vào website của bạn nhưng chỉ xem duy nhất một trang.

Sự kiện này xảy ra khi một người truy nhập một trang trên site của ban và cũng ngay lập tức họ nhấn chuột rời bỏ Website. Tỉ lệ bỏ Web cao có thể do nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thời gian tải Web chậm, nội dung không phù hợp với người truy cập, thiết kế giao diện không cuốn hút …Mình cho rằng nếu Bounce Rate lên tới 90% thì bạn đang gặp vấn đề lớn đấy. 60~90% là bình thường, nên mừng nếu khoảng 40~60% và dưới 40%, thì thực sự ngạc nhiên (và ngưỡng mộ) đấy. 

% New Visits: chỉ đơn giản là tỷ lệ phần trăm những người đã truy cập trang web của bạn cho lần đầu tiên.

Sử dụng Google Analytic tra lưu lượng truy cập trang web thông qua từ khóa nào?


Click chuột vào: Sức thu hút --> Từ khóa --> Cơ bản (Acquisition -> Keywords -> Organic )
Bảng này thông báo cho người quản trị thông tin từ khóa của website được xếp hạng Google và được người sử dụng click chuột vào. Nó giúp người quản trị web biết rõ từ khóa nào đã SEO thành công, từ khóa nào ít click chuột cần thay đổi tiêu đề, thẻ mô tả nhằm thu hút tỉ lệ click chuột.

Sử dụng Google Analytic tra cứu hành vi khách truy cập Website


Click chuột vào: Hành vi --> Lưu lượng hành vi (Behavior -> Flow)
Trong bảng hiển thị này, người quản trị web biết được hành vi của khách truy cập trang web đang quản trị, từ đó biết được tỉ lệ thoát ở đâu nhiều nhất… từ đó xây dựng phương án điều hướng Onpage hiệu quả.

Kiến thức và tính năng của Google Analytics rất nhiều, thật khó để tổng hợp hết trong 1 bài viết. Trên đây, chỉ là những kiến thức tổng quan nhất, hay được sử dụng nhất trong Google Analytics. Bạn có thể góp ý bên dưới Hà sẽ cố gắng tổng hợp lại để hướng dẫn mọi người sử dụng Google Analatics một cách hiệu quả nhất.

Nguồn: Tổng hợp
http://ngocha89.blogspot.com/


Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Thủ thuật blogspot cho dân tự học SEO
Thủ thuật blogspot cho dân tự học SEO

Thủ thuật blogspot cho dân tự học SEO từ A đến Z nhé

Khi bạn mới bắt đầu học SEO tốt nhất là bạn nên bắt đầu từ 1 blog (Ở đây mình giới thiệu với bạn blogspot nhé). Đơn giản là vì bạn chưa biết nhiều về SEO bạn có thể sử dụng blog để thử nghiệm những cái mình học. Blogspot miễn phí host, miễn phí tên miền và nếu thành công site bạn lên top bạn vẫn có thể bán được hàng và có thể dùng blog này làm site vệ tinh (Khi học SEO bạn sẽ hiểu thế nào là site vệ tinh), Còn nếu thất bại thì bạn yên tâm vì nó chẳng ảnh hưởng gì đến website chính của bạn.

Tuy nhiên nếu bạn học và làm theo đúng một quy trình SEO đồng thời áp dụng những cách tối ưu hóa cho blospot này thì không gì có thể ngăn cản site bạn lên TOP.

Bài hướng dẫn tối ưu hóa cho blogspot cho dân tự học SEO của mình bao gồm:
- Cách chọn template.
- Cách tối ưu các thẻ Title - Meta Description - Meta Keywords cho blogspot
- Tối ưu thẻ H1, H2, H3 cho blogspot
- Tối ưu file Robots.txt cho blogspot
- Chỉnh URL thân thiện cho blogspot
- Tạo Breadcrumbs cho Blogspot.
- Tạo tin tức liên quan cho từng bài viết.
- Tạo sitemap cho Blogspot.
- Tối ưu hình ảnh cho Blogspot

1. Chọn template cho blogspot.

Template là một trong những yếu tố quan trọng khi sử dụng Blogspot, một template tốt không những đẹp mà còn phải có cấu trúc hợp lý. Như thế sẽ giúp quá trình SEO của các bạn dễ dàng hơn rất nhiều.

Một số trang web chuyên cung cấp Template cho Blogger:
-   http://btemplates.com (kho template đồ sộ nhất)
-   http://www.premiumbloggertemplates.com (nhiều template "độc")
-  http://besttheme.net (cung cấp nhiều template cực đẹp được convert từ wordpress)
-   http://www.deluxetemplates.net (thư viện template minimalist)
-   http://www.zoomtemplate.com

Theo kinh nghiệm của cá nhân mình, các bạn nên chọn loại template có 2 cột, bên trái là bài viết, bên phải là các widget : bài viết mới, comment mới, … Đây là dạng template thông dụng và thân thiện với người dùng.
Khi chọn Template cho blogspot bạn nên giới hạn thời gian lựa chọn đừng để bị sa lầy vào vệc chọn Template quá nhiều nhé.

2. Cách tối ưu hóa các thẻ Title - Meta Description - Meta Keywwords cho Blogspot

a. Tối ưu hóa thẻ Title cho blogspot

Thông thường khi bạn viết một bài mới thì <title> bài viết của bạn sẽ có dạng : Tiêu đề Blog: Tiêu đề bài viết
Tuy nhiên, để tiện cho việc SEO bài viết sau này, các bạn hãy đưa tiêu đề bài viết lên phía trước. 
Ví dụ : Tiêu đề bài viết | Tiêu đề Blog
Để làm được điều này các bạn tìm tới đoạn code :

<title><data:blog.pageTitle/></title>

Và sửa lại thành :

<b:if cond=’data:blog.pageType == “item”‘>
<title><data:blog.pageName/> | <data:blog.title/></title>
<b:else/>
<title><data:blog.pageTitle/></title>
</b:if>

b. Thủ thuật tối ưu hóa thẻ meta keyword và meta description cho blogspot

Để chỉnh sửa các thẻ meta keywordmeta description nhằm tối ưu hóa cho blogspot các bạn tìm đoạn code sau :

<meta name=”description” content=”" />
<meta name=”keywords” content=”" />

Và sửa thành :

<b:if cond=’data:blog.url == data:blog.homepageUrl’>
<meta name=”description” content=”Mô tả blog” />
<meta name=”keywords” content=”Các từ khóa chính” />
</b:if>

Meta Description là thẻ mô tả tóm tắt nội dung của website, nội dung mô tả này được google hiển thị khi tìm kiếm là khoảng 160 ký tự. Tuy nhiên đối với trang kết quả tìm kiếm trên điện thoại, đoạn này chỉ hiện được tầm 120 ký tự.
Hiện nay Google không sử dụng thẻ keyword, chỉ còn Yahoo và Bing lấy dữ liệu trong thẻ này. Do đó để yên tâm thì bạn có thể cho vào, còn không cho cũng không sao cả.

3.  Thủ thuật tối ưu thẻ H1, H2, H3 cho blogspot

Chỉnh tiêu đề bài viết thành <h1>

Đăng nhập vào Blogger -> chỉnh sửa HTML -> Tiện ích mở rộng . Tìm đoạn code sau:

<b:if cond='data:post.title'>
<h3 class='post-title'>
<b:if cond='data:post.link'>
<a expr:href='data:post.link' expr:title='data:post.title'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<b:if cond='data:blog.pageType != "item"'>
<a expr:href='data:post.url' expr:title='data:post.title'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</b:if>
</h3>
</b:if>

và sửa thành :

<b:if cond='data:blog.pageType != "item"'>
<b:if cond='data:blog.pageType != "static_page"'>
<b:if cond='data:post.title'>
<h3 class='post-title'>
<b:if cond='data:post.link'>
<a expr:href='data:post.link' expr:title='data:post.title'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<b:if cond='data:post.url'>
<a expr:href='data:post.url' expr:title='data:post.title'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</b:if>
</h3>
</b:if>
<b:else/>
<h1 class='post-title'>
<b:if cond='data:post.link'>
<a expr:href='data:post.link' expr:title='data:post.title'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</h1>
</b:if>
<b:else/>
<h1 class='post-title'>
<b:if cond='data:post.link'>
<a expr:href='data:post.link' expr:title='data:post.title'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</h1>
</b:if>

Chỉnh sửa CSS cho thẻ <h1>, tìm đến dòng

.post h3 {…}
.post h3 a, .post h3 a:visited {…}
.post h3 a:hover {…}

và sửa thành


.post h1, .post h3 {…}
.post h1 a, .post h1 a:visited, .post h3 a, .post h3 a:visited {…}
.post h1 a:hover, .post h3 a:hover {…}

Lưu lại và kiểm tra kết quả.

4. Tối ưu Robot.txt

- Có thể nói là nhiều bạn tạo blog nhưng đôi khi lại không quan tâm tới cái này. Để tối ưu tốt file này các bạn làm như sau:

B1: Đăng nhập blogspot
B2: Kéo chuột xuống dưới bên tay trái vào "Cài đặt"
B3: Chọn "Tùy chọn tìm kiếm" trong menu cài đặt
B4: Chọn "Trình thu thập thông tin và lập chỉ mục" bên tay phải của Tùy chọn tìm kiếm 
B5: Chọn "Robots.txt tùy chỉnh" >> "Bật nội dung robots.txt tùy chỉnh"
B6: Copy đoạn code dưới này vào khung nhập text và sau đó nhấp "lưu lại"

Code chuẩn robots.txt cho blogspot: 

User-agent: Mediapartners-Google
Disallow:
User-agent: *
Allow: /
Disallow: /search
Disallow: /*?updated-max=*
Disallow: *archive.html

Cái phần code Disallow: /search bạn có thể bỏ đi cũng được vì google bây giờ cho phép index cả trang Search Label này .

5. Thủ thuật blogspot khi chỉnh URL thân thiện.

Vậy nếu muốn có một URL thân thiện, chuẩn SEO thì ta phải làm sao?
Rất đơn giản để giải quyết cho hai trường hợp trên ta có thể dùng hai cách sau :
- Cách một : Khi viết một bài mới, ban đầu ta để tiêu đề không dấu với số kí tự vừa đủ để không bị rút ngắn URL và mất kí tự, sau đó xuất bản bài viết và quay lại chỉnh sửa tiêu đề trở thành có dấu.
- Cách hai : Sử dụng tính năng tùy chỉnh URL của Blogspot
Thủ thuật blogspot cho dân SEO

Với tính năng này bạn có thể tự do điều chỉnh URL của mình. Tuy nhiên cần lưu ý là tính năng này chỉ chỉnh được một lần, tức là sau khi xuất bản bài viết bạn không thể sửa lại URL. Vì vậy hãy cẩn thận khi sử dụng.

6. Tạo Breadcrumb cho Blogspot

Để tạo Breadcrumb cho Blogspot, các bạn vào chỉnh sửa HTML và chọn mở rộng tiện ích. Sau đó tìm đến đoạn code :
<b:includable id=’main’ var=’top’>
  <!– posts –>
  <div class=’blog-posts hfeed’>
    <b:include data=’top’ name=’status-message’/>
    <data:adStart/>

Và sửa thành :

<b:includable id=’main’ var=’top’>
  <!– posts –>
  <div class=’blog-posts hfeed’>
  <!– disable default status message
    <b:include data=’top’ name=’status-message’/>
  default status message disabled –>
    <b:include data=’posts’ name=’breadcrumb’/>
    <data:adStart/>

Sau đó tìm đến dòng :

<b:includable id=’main’ var=’top’>

Và thêm đoạn code sau vào trên nó :

<b:includable id=’breadcrumb’ var=’posts’>
  <b:if cond=’data:blog.homepageUrl == data:blog.url’>
  <!– No breadcrumb on front page –>
  <b:else/>
    <b:if cond=’data:blog.pageType == &quot;item&quot;’>
       <div class=’breadcrumbs’>
         Browse &#187;  <a expr:href=’data:blog.homepageUrl’ rel=’tag’>Home</a>
         <b:loop values=’data:posts’ var=’post’>
           <b:if cond=’data:post.labels’>
             <b:loop values=’data:post.labels’ var=’label’>
               <b:if cond=’data:label.isLast == &quot;true&quot;’> &#187;
                 <a expr:href=’data:label.url’ rel=’tag’><data:label.name/></a>
               </b:if>
             </b:loop>
             &#187; <span><data:post.title/></span>
           </b:if>
         </b:loop>
       </div>
    <b:else/>
      <b:if cond=’data:blog.pageType == &quot;archive&quot;’>
        <div class=’breadcrumbs’>
          Browse &#187; <a expr:href=’data:blog.homepageUrl’>Home</a> &#187; Archives for <data:blog.pageName/>
        </div>
      <b:else/>
        <b:if cond=’data:blog.pageType == &quot;index&quot;’>
          <div class=’breadcrumbs’>
          <b:if cond=’data:blog.pageName == &quot;&quot;’>
            Browse &#187; <a expr:href=’data:blog.homepageUrl’>Home</a> &#187; All posts
          <b:else/>
            Browse &#187; <a expr:href=’data:blog.homepageUrl’>Home</a> &#187; Posts filed under <data:blog.pageName/>
          </b:if>
          </div>
        </b:if>
      </b:if>
    </b:if>
  </b:if>
</b:includable>

Tiếp theo chỉnh css cho phù hợp, ta tìm đến đoạn mã :  ]]></b:skin>
và thêm vào trước nó đoạn code sau :

.breadcrumbs {
padding:5px 5px 5px 0px;
margin: 0px 0px 15px 0px;
font-size:95%;
line-height: 1.4em;
border-bottom:3px double #e6e4e3;

Lưu mẫu và kiểm tra kết quả nhé.

7. Tạo bài viết liên quan cho Blogspot

Đầu tiên ta tìm đến thẻ </head> và thêm vào trước nó đoạn code sau :

<b:if cond=’data:blog.pageType == &quot;item&quot;’>
<script type=”text/javascript”>
//<![CDATA[
var titles=new Array();var titlesNum=0;var urls=new Array();var time=new Array();function related_results_labels(c){for(var b=0;b<c.feed.entry.length;b++){var d=c.feed.entry[b];titles[titlesNum]=d.title.$t;for(var a=0;a<d.link.length;a++){if(d.link[a].rel==”alternate”){urls[titlesNum]=d.link[a].href;time[titlesNum]=d.published.$t;titlesNum++;break}}}}function removeRelatedDuplicates(){var b=new Array(0);var c=new Array(0);e=new Array(0);for(var a=0;a<urls.length;a++){if(!contains(b,urls[a])){b.length+=1;b[b.length-1]=urls[a];c.length+=1;c[c.length-1]=titles[a];e.length+=1;e[e.length-1]=time[a]}}titles=c;urls=b;time=e}function contains(b,d){for(var c=0;c<b.length;c++){if(b[c]==d){return true}}return false}function printRelatedLabels(a){var y=a.indexOf(‘?m=0′);if(y!=-1){a=a.replace(/\?m=0/g,”)}for(var b=0;b<urls.length;b++){if(urls[b]==a){urls.splice(b,1);titles.splice(b,1);time.splice(b,1)}}var c=Math.floor((titles.length-1)*Math.random());var b=0;document.write(“<ul>”);if(titles.length==0){document.write(“<li>Không có bài viết liên quan</li>”)}else{while(b<titles.length&&b<20&&b<maxresults){if(y!=-1){urls[c]=urls[c]+’?m=0′}document.write(‘<li><a href=”‘+urls[c]+’” title=”‘+time[c].substring(8,10)+”/”+time[c].substring(5,7)+”/”+time[c].substring(0,4)+’”>’+titles[c]+”</a></li>”);if(c<titles.length-1){c++}else{c=0}b++}}document.write(“</ul>”);urls.splice(0,urls.length);titles.splice(0,titles.length)};
//]]>
</script>
</b:if>

Sau đó tìm đến dòng :

<div class=’post-footer’>

Và thêm đoạn code sau vào sau nó :

<b:if cond=’data:blog.pageType == &quot;item&quot;’>
<div id=’related-posts’>
<b>Bài viết liên quan:</b>
<b:loop values=’data:post.labels’ var=’label’>
<script expr:src=’&quot;/feeds/posts/default/-/&quot; + data:label.name + &quot;?alt=json-in-script&amp;callback=related_results_labels&quot;’ type=’text/javascript’/>
</b:loop>
<script type=’text/javascript’>var maxresults=5;removeRelatedDuplicates();printRelatedLabels(‘<data:post.url/>’);</script>
</div>
</b:if>

Lưu ý maxresult=5 chính là số tin liên quan được hiển thị, bạn có thể thay đổi thông số này.

8. Tạo Sitemap cho Blogspot

Blogspot có 2 dạng Sitemap, thứ nhất là loại sitemap dùng để submit lên Google Webmaster Tools (sitemap dành cho Googlebots), thứ hai là loại sitemap.html dành cho người dùng.

Để tạo sitemap cho Googlebots, bạn chỉ cần vào Google Webmaster Tools, tỉm đến mục submit sitemap và thêm đoạn mã sau vào ô text : atom.xml?redirect=false&start-index=1&max-results=500

Đối với người dùng, các bạn cần tạo một sơ đồ thân thiện hơn. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây: Hướng dẫn tạo Sitemap cho blogspot.

9. Thủ thật tối ưu hình ảnh trong bài viết

- Để tối ưu tốt hình ảnh mình nghĩ bạn nên down 1 ảnh đẹp rõ nét hợp với nội dung với bài viết để thân thiện với người đọc tên ảnh nên có chứa từ khóa bạn cần SEO 
- Tối ưu title và thẻ alt cho ảnh trong bài viết. Để tối ưu phần này bạn chỉ cần click chuột vào ảnh của bạn thấy chữ thuộc tính click vào đó rồi điền đầy đủ thông tin (Phần trên là tiêu đề ảnh - Phần dưới là phần mô tả ảnh Alt)

thu thuat blogspot cho dan tu hoc seo

Mình sẽ tiếp tục update những Thủ thuật blogspot cho dân tự học SEO, các bạn chú ý đón xem nhé ^^

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Google Rich Snippets cho người mới bắt đầu

Rich Snippets là gì?


Rich Snippets là đoạn thông tin đặc biệt dùng để hiển thị các thông tin thêm có trong những bài viết đặc biệt (bài đánh giá, sản phẩm, ứng dụng, công thức nấu ăn, địa chỉ công ty..v.v..) trên các máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing) nhằm cung cấp thêm những thông tin giá trị đến người tìm kiếm giúp họ xác định kết quả tìm kiếm mà họ đang cần.

Google Rich Snippets cho người mới bắt đầu

Rich Snippets bao gồm 10 loại phổ biến:


Author – Hiển thị đường link dẫn tới tác giả kèm theo ảnh cá nhân và tên của tác giả bài viết. Thông tin này giúp người dùng xác định được ai là người viết bài này, và nếu bạn sử dụng Google Plus thì có thể cho phép hiển thị ảnh avatar và link trỏ tới trang cá nhân trên Google Plus.

Breadcrumbs – Hiển thị link điều hướng trong chuyên mục bài viết. Công dụng của nó là giúp người tìm kiếm hiểu rõ bài viết đó nằm trong chuyên mục nào và cấu trúc liên kết dẫn tới nó. Tuy nhiên việc hiển thị thông tin này đang còn nhiều bí ẩn.

Event – Hiển thị các thông tin quan trọng của những sự kiện mà bạn đang tổ chức và đăng nó lên website. Các thông tin này bao gồm tên event, thời gian diễn ra, thời gian kết thúc, địa điểm tổ chức event.

Organizations – Hiển thị thông tin của cơ quan, tổ chức sở hữu website. Các thông tin này bao gồm tên tổ chức, địa chỉ văn phòng, số điện thoại và đường dẫn tới website.

People – Hiển thị nơi làm việc và vị trí làm việc của một cá nhân nào đó.

Products – Nếu bạn là một người bán hàng trên mạng thì cũng có thể thêm các thông tin cần thiết về sản phẩm của mình trên máy tìm kiếm như giá tiền, đánh giá.

Recipes – Đây là thông tin thú vị dành cho các blog chuyên về ẩm thức và dạy nấu ăn đây. Tính năng này sẽ hiển thị những thông tin quan trọng của một bài viết chuyên về ẩm thực như thời gian hoàn thành, lượng calories có trong món ăn và thông tin đánh giá bài viết.

Review – Hiển thị giá thành sản phẩm và xếp hạng đánh giá cho sản phẩm đó. Thích hợp với các blog marketing hay affiliate.

Software Application – Khi bạn đăng một ứng dụng hay phần mềm nào đó lên website và muốn hiển thị thông tin liên quan đến ứng dụng ngoài kết quả tìm kiếm thì chúng ta sẽ sử dụng cái này. Nó sẽ hiển thị một hình ảnh tượng trưng cho ứng dụng, kèm theo đó là giá tiền của ứng dụng đó.

Facebook Share – Mặc định khi tiến hành chia sẻ một liên kết nào đó lên Facebook, liên kết đó sẽ tự động hiển thị tiêu đề, hình ảnh và trích đoạn giới thiệu. Thông thường thì chúng ta không thể kiểm soát những thông tin này để hiển thị theo ý muốn. Nhưng giờ đây bạn có thể làm được điều đó với Rich Snippets bao gồm tùy chỉnh tiêu đề, trích đoạn giới thiệu và hình ảnh đại diện với Rich Snippets. Cái này được gọi theo 1 cái tên khác dành riêng cho nó là Facebook Open Graph.

Ngoài ra còn 1 vài loại nữa nếu bạn muốn tìm hiểu thì có thể xem Rich Snippets Type trên Google.

Hướng dẫn áp dụng Rich Snippets cho website 


Rich Snippets có thể kích hoạt được bằng 3 định dạng đó là microdata, microformat và RDFa. Để bài viết không trở nên lan man và khó hiểu thì mình tạm thời không nhắc tới định nghĩa của chúng ở đây vì nó hơi đi ra ngoài nội dung SEO một tí, mình sẽ đề cập tới nó vào một dịp viết bài về HTML và HTML5.

Để website của bạn có thể hỗ trợ hiển thị Rich Snippets ở máy tìm kiếm thì bạn cần khai báo nội dung bằng các thẻ HTML mặc định của từng loại Rich Snippets, bạn có thể truy cập vào Trang trợ giúp của Google để xem các thẻ đó và hướng dẫn sử dụng từng loại Rich Snippets.

Còn nếu bạn lười viết lại các thẻ định dạng Rich Snippets thì có thể sử dụng công cụ Microdata Generator để tự động tạo Rich Snippets thông qua các dữ liệu nhập qua form.

Để các bạn tránh được các lỗi Rich Snippets, hiển thị nó một cách hiệu quả và bền vững hơn. Các bạn hãy đọc qua 3 điểm lưu ý sau nhé:


1. Nó có thể mất một thời gian cho các Rich Snippets xuất hiện trong kết quả tìm kiếm hoặc Trang địa điểm.

Các bạn không thể nghĩ rằng, chúng ta gắn code lên một cái là nó sẽ hiển thị ngay trên Google. Nó sẽ được hiển thị phụ thuộc vào Google Bot của site các bạn và sự đánh giá của Google

2. Nếu Rich Snippets không xuất hiện cho trang web của bạn, thì các bạn chỉ cần giải quyết 2 vấn đề: Vấn đề về KỸ THUẬT & Vấn đề về CHẤT LƯỢNG.

*Hãy tránh các lỗi sau:

-  Nội dung ẩn: Không nên để thuộc tính ẩn để che dấu dữ liệu này, không sử dụng css, ví dụ như: chữ quá nhỏ 1px – 2px hoặc để thuộc tính “display:none” cho dữ liệu. Google có thể coi là thư rác nếu thấy nội dung ẩn như vậy.

-  Dữ liệu có cấu trúc không phù hợp với trang web: Hãy chắc chắn các thông tin đại diện trong đánh dấu dữ liệu phải thực sự phù hợp với nội dung trang. Nếu không, Google có thể đánh giá nội dung của bạn gây hiểu lầm, nhằm mục đích lôi cuốn khán giả.

-  Định dạng đánh dấu khác nhau trong vòng 1 trang: Hãy chắc chắn rằng ít nhất trong vòng 1 trang được xây dựng bằng cách sử dụng 1 định dạng đánh dấu cụ thể. (Thường có 3 định dạng là: Microdata, Microformats và RDFa)

-  Nội dung chính của trang không chứa các thông tin trong thuộc tính: lỗi này là lỗi quan trọng nhất trong Rich Snippets, các bạn cần chú ý nhé. Nếu bạn muốn xếp hạng, đánh giá trên Google bền vững bạn phải có Code xếp hạng và bình luận của khách hàng trên website và lấy dữ liệu thống kê đó làm nguồn cho Google Rich Snippets tham chiếu. Trang Tiki.vn thực hiện rất tốt điều này, các bạn có thể lên Google gõ: “Nguyễn Nhật Ánh tiki” xem sao ạ? Click vào 1 tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh trên Tiki có hiển thị sao vàng, bạn nhận thấy điều gì ạ? Xếp hạng và đánh giá trên Tiki là thực chứ không phải Fake.

-  Lồng những cấu trúc dữ liệu vào với nhau không đúng: Có những khi chúng ta phải lồng các kiểu dữ liệu khác nhau trong Rich Snippets. Ví dụ như Rich Snippets Event thì cần có Rich Snippets local business. Hãy chắc chắn rằng việc lồng dữ liệu của bạn là đúng, kiểm tra lại tại: http://www.google.com/webmasters/tools/richsnippets

3. Đánh dấu dữ liệu của bạn cho các Rich Snippets sẽ KHÔNG ẢNH HƯỞNG đến xếp hạng trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm, và Google không đảm bảo sử dụng đánh dấu của bạn. 

Vì vậy khi bị không hiển thị Rich Snippets, lại đồng thời bị tụt hạng một số từ khóa thì không phải lỗi của “Em nó” đâu ạ.

 Chú ý Google Rich Snippets cho người mới bắt đầu:

- Còn một thông tin quan trọng không kém đó là chất lượng nội dung trên website của bạn. Nếu website của bạn ảnh hưởng bởi Panda thì không những từ khóa của bạn bị giảm trong xếp hạng mà nó còn bị đàn áp để không thể hiển thị ở bất cứ Rich Snippets nào.
- Tất cả các Rich Snippets thì đều không hỗ trợ nội dung người lớn.
- Không phải tất cả các dữ liệu đánh dấu đều thành Rich Snippets, có thể những dữ liệu đó sẽ được Google sử dụng trong tương lai.


Nguồn: Thachpham.com và Cộng đồng Google Rich Snippets
http://ngocha89.blogspot.com/